Chủ Nhật, 21 tháng 10, 2012

giá dúi giống dúi thịt , gia dui giong

  Chào mừng quý vị đến với website Chúng tôi: 

MR HOÀNG : 0917.203099 - Mr: Bình ; 0913.142434 chuyên cung cấp dúi giống , dúi thịt 

dúi má đào ( đỏ ) giá rẻ


Nuôi dúi để thoát nghèo

Hiện nay, do vấn nạn săn bắt, dúi trong tự nhiên đang ngày một khan hiếm, không còn đủ để cung cấp cho thị trường, nhất là nhà hàng, khách sạn và các quán lẩu dúi. Chính vì vậy, chăn nuôi dúi dần dần trở thành mô hình chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.
Tiềm năng từ con Dúi
dúi giống 56dúi giống 55
Dúi là động vật thuộc họ gặm nhấm phân bố ở hầu khắp các vùng nước ta. Hình thù bên ngoài dúi không khác chuột là mấy nhưng khi trưởng thành trọng lượng của dúi có thể đạt 3kg/con. Mấy năm trở lại đây, một số hộ dân ở tỉnh Phú Thọ đã thuần hóa nuôi dưỡng thành công loài dúi, hứa hẹn mô hình phát triển kinh tế mang lại lợi nhuận cao.
Dúi được xếp vào loại thức ăn đặc sản, thịt ngon, mát, giàu đạm. Dúi là con nuôi mới, dễ nuôi, chi phí đầu tư thấp (chuồng trại, con giống), thức ăn rẻ, dễ kiếm, tốn ít diện tích, ít nhân công, vòng xoay vốn nhanh, ít rủi ro.
Tuy nhiên, nghề nuôi dúi cũng đòi hỏi người nuôi phải nắm được đặc tính của loài dúi cũng như kỹ thuật nuôi theo khoa học. Trước khi thành công với mô hình nuôi dúi hiện nay, bác Lê Ngọc Quỳ - phố Tân Tiến, thị trấn Thanh Sơn, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ đã không ít lần nếm mùi thất bại khi mới đưa vào chuồng được vài hôm là dúi chết như ngả rạ. Nhiều lần dúi con đẻ ra lớn lên được vài lạng đến 1kg nhưng chỉ một lần sơ suất cho thức ăn không đúng khẩu vị là đàn dúi lại lăn đùng ra chết. Hết lứa này đến lứa khác, số tiền bác Quỳ ném vào con dúi lên tới cả chục triệu đồng. Phải mãi đến năm 2009 khi nắm bắt được đặc tính, thức ăn của loài dúi, bác Quỳ mới bước đầu có được thành công. Bác cho biết, dúi ăn rất ít, một tuần chỉ cần chăn một vài lần song một năm dúi đẻ được từ 2 - 4 lứa; mối lứa 3 - 5 con nên nuôi rất nhàn.
Bác Quỳ mạnh dạn khẳng định, vị trí và tương lai của con dúi khác hoàn toàn so với nhím và dế. Nếu như mô hình nuôi nhím “chết yểu” bởi không có đầu ra thương phẩm thì thịt dúi bao nhiêu cũng được nhà hàng, khách sạn tiêu thụ hết vì thịt dúi là đặc sản vừa ngon, vừa bổ, hợp khẩu vị người Việt. Với con nhím, chủ yếu hiện nay bán giống là chính vì giá nhím thịt quá cao, con dúi lại khắc phục được nhược điểm của nhím bởi giá dúi giống và giá dúi thịt phải chăng, người tiêu dùng hoàn toàn có thể chấp nhận được làm thức hàng ngày.
Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, CLB Nuôi dúi của Bác Quỳ đã có gần 20 thành viên, trước đây đều là thành viên của CLB nuôi Nhím, nhưng con Nhím, dế không trụ được nên tất cả chuyển sang nuôi dúi và đang gặt hái được thành công to lớn. Hộ nào nuôi ít cũng vài chục con dúi đẻ, nhiều như gia đình bác Quỳ số đàn dúi đẻ lên tới cả trăm con. Tiếng lành đồn xa, người dân từ khắp nơi tò mò tới mua dúi giống và dúi thịt. Bác Quỳ cười bảo, tất cả người nuôi lẫn người ăn khi tới tìm hiểu về con dúi đều rất khoái con vật này.
Quy trình nuôi dúi
Nuôi dúi không biết cách rất khó thành công, nhưng khi đã nắm bắt được quy trình, kỹ thuật, tôn trọng đặc tính tự nhiên của loài dúi thì không nuôi con gì nhàn và đơn giản hơn.
1. Chọn mua dúi giống
Với bà con mới nuôi dúi lần đầu nên mua dúi nhỏ về nuôi, như vậy sẽ đảm bảo dúi lớn lên sinh sản tốt vì dúi con rất dễ thích nghi với mọi điều kiện chăn nuôi. Tâm lý của người nuôi bao giờ cũng là muốn vật nuôi của mình nhanh sinh sản nên chọn dúi to về nuôi cho nhanh, như vậy cũng tốt nhưng các bạn cũng cần tìm hiểu thật kỹ kỹ thuật nuôi dúi sinh sản.
Với bà con mới nuôi dúi lần đầu nên mua dúi nhỏ về nuôi, như vậy sẽ đảm bảo dúi lớn lên sinh sản tốt vì dúi con rất dễ thích nghi với mọi điều kiện chăn nuôi.
2. Thức ăn
Thức ăn của dúi phong phú và đa dạng, bao gồm tất cả các loại rau, củ, quả, rễ cây, mầm cây ngọt bùi đắng chát… thức ăn tinh hỗn hợp, thức ăn bổ sung khoáng, sinh tố…, thức ăn động vật gồm: côn trùng, ốc, giun đất...
Về khẩu phần thức ăn trung bình cho 1 con/ngày như sau:
- Dúi 2 - 3 tháng tuổi: 50 - 100 g rau, củ quả; 5 - 10 g thức ăn hỗn hợp và 5 - 10 g lúa, ngô, đậu các loại.
- Dúi 3 - 6 tháng tuổi: 100 - 250 g rau, củ, quả; 10 - 15 g thức ăn tổng hợp; 5 - 15 g thức ăn hạt thóc, đậu và 3 - 10 g khô dầu lạc, khô dầu dừa.
- Dúi 6 - 9 tháng tuổi: 250 - 350 g rau, củ, quả; 15 - 30 g thức ăn tổng hợp; 15 - 30 g thức ăn hạt các loại và 10 - 20 g khô dầu lạc, khô dầu dừa.
Có thể thay dầu dừa, dầu phộng bằng giun đất, côn trùng (kiến, mối, sâu, bọ...), thức ăn tinh hỗn hợp có thể dùng thức ăn viên dùng cho gà con, vịt con 1 tháng tuổi của các hãng chế biến thức ăn.
Người nuôi có thể điều chỉnh lượng thức ăn bằng cách quan sát, nếu sau 12 giờ cho ăn thấy dúi ăn hết thì bổ sung thêm, ngược lại nếu thức ăn còn thừa nhiều thì giảm bớt những lần cho ăn sau. Khi cho ăn đủ thức ăn rau, củ, quả tươi thì dúi không cần uống nước hoặc uống ít nước. Thức ăn còn thừa sau 12 giờ, bị úa vàng, chua, mốc phải bỏ đi, đảm bảo cho dúi thức ăn tươi, xanh, sạch đề phòng bệnh tiêu chảy, dúi sẽ khỏe mạnh ít dịch bệnh…Dúi thường chịu rét tốt hơn chịu nóng, nếu nóng trên 350C, cần có quạt thông gió cho thoáng mát.
3. Làm chuồng nuôi dúi thịt
Địa điểm nuôi dúi lý tưởng là một khu thật yên tĩnh (điều này đặc biệt quan trọng trong quá trình nuôi dúi sinh sản).  Chuồng dúi nên tránh ánh sáng trực tiếp (trong tự nhiên ngày dúi ngủ trong hang, tối mới ra ngoài đi kiếm ăn).
3.1. Làm chuồng nuôi sinh sản
Mỗi ô chuồng rộng khoảng 50 cm, dài 0,8 - 1 m, xây tường cao 70 cm bên trong tô xi măng thật láng hoặc ốp gạch men (gạch loại), nền bê tông hoặc lát gạch. Mỗi ô chuồng dùng cho một con.
3.2. Làm chuồng nuôi thương phẩm
Làm chuồng nuôi thương phẩm, mỗi ô chuồng rộng khoảng 2 m2 trở lên, xây tường cao 70 cm trở lên, bên trong tô xi măng hoặc ốp gạch men (gạch loại), nền bê tông hoặc lát gạch.
Làm chuồng nuôi thương phẩm, mỗi ô chuồng rộng khoảng 2 m2 trở lên, xây tường cao 70 cm trở lên, bên trong tô xi măng hoặc ốp gạch men (gạch loại), nền bê tông hoặc lát gạch. Trong chuồng đặt khoảng các ống cống nhỏ hoặc nhiều các gốc cây, số lượng này phụ thuộc vào mật độ đàn nuôi thương phẩm. Chú ý mật độ càng nhiều thì cần nhiều các ống và các loại gốc cây để chúng trú ẩn, tránh nhau để không cắn nhau…
Có thể sử dụng chuồng nuôi thương phẩm để nuôi sinh sản, tuy nhiên người nuôi dúi cần phải nhận biết được khi nào con dúi cái mang thai và phải tách nó ra trước khi nó sinh sản, nếu không khi sinh sẽ bị con khác ăn con hoặc có thể dúi mẹ cũng ăn con. Khi sử dụng chuồng nuôi thương phẩm để nuôi sinh sản thì người nuôi phải chấp nhận hao hụt đàn bố mẹ do trong quá trình nuôi chúng sẽ cắn nhau, có thể sẽ bị chết.
Khi thiết kế chuồng nuôi cần chú ý trong chuồng phải được mát về mùa hè, nên làm mái che lợp lá, đảm bảo thông thoáng nhưng ít ánh sáng rọi vào chuồng.
4. Chăm sóc dúi sinh sản
Mỗi năm dúi đẻ 4 lứa, mỗi lứa 2-5 con, nuôi con rất giỏi, hao hụt ít. Nên cho dúi ăn đầy đủ và đúng khẩu phần trước, trong và sau khi sinh.
Sau 01 tháng ở với mẹ, dúi con trưởng thành và bắt đầu ăn được thức ăn như tre, mía,…
Dúi cái mang thai 45 ngày. Lúc mới ra đời, dúi con không có lông và chưa mở mắt. Khoảng 15 ngày sau khi sinh, dúi con mở mắt và vài tuần sau sẽ mọc lông. Sau 01 tháng ở với mẹ, dúi con trưởng thành và bắt đầu ăn được thức ăn như tre, mía,… Tuy nhiên, nên sử dụng loại tre bánh tẻ vì răng nó chưa khoẻ, lúc này nó tự sống độc lập. Sau khi tách con thì nên ngừng cho ăn một ngày và sau 3 ngày thì kiểm tra và ghép đôi với dúi đực.
Anh Phương - một trong những người nuôi dúi thành công tại thôn Lâm Xuyên, xã Tam Hồng, huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc chia sẻ: “Nuôi dúi đẻ thì không nên nuôi 01 đực và nhiều cái chung một chuồng vì khi dúi đẻ ra thì bị dúi cái khác giành dúi con. Con gặm đầu, con gặm đuôi, dúi sẽ chết. Theo kinh nghiệm của tôi thì không nên nuôi dúi theo cặp và theo nhóm 01 đực và nhiều cái trong 01 ô chuồng quá lâu. Thường thì 10 ngày ta đổi đực 01 lần. Khi bỏ đực vào ô con cái nếu chúng chịu nhau thì kêu hực hực và phối liên tục. Tốt nhất thì nuôi mỗi chuồng 01con cái (khi dúi cái có bầu), còn cách xác định dúi có bầu thì kiểm tra vú của con dúi, thấy vú căng bóng và cuống vú có màu tím nhạt nghĩa là dúi có bầu khoảng 01 tháng. Khi đó ta tách dúi cái ra nuôi riêng cho đến khi dúi đẻ”.
Anh cũng cho hay: “Khoảng 45 ngày sau thì có dúi con (tính từ lúc phối), Khi dúi khoảng 01kg thì phối được. Chú ý khâu này rất quan trọng để còn dúi con. Trên mạng tôi thấy nhiều người xây chuồng không có làm hang nhưng tôi thì làm hang. Khi dúi đẻ thì chọn nơi yên tĩnh và tối, vì dúi mẹ dễ bị stress. Nên đẻ trong hang là tốt nhất, khi ta cho dúi mẹ ăn cũng không làm ảnh hưởng tới dúi mẹ. Chuồng dúi đẻ nên đậy kính một phần, hạn chế làm động dúi mẹ, vì làm động thì dúi mẹ ăn dúi con luôn. Nếu dúi con sống được 10 ngày là ổn, lúc này ta có thể bỏ nắp đậy ra được”.
Một số chú ý khi chăm sóc Dúi sinh sản:
- Kiểm tra dúi cái động dục: xách đuôi con dúi cái lên kiểm tra, nếu thấy bộ phận sinh dục của nó có màu hơi hồng, đưa tay lên vuốt nhẹ thấy nó hơi lồi ra, có thể ướt bộ phận sinh dục là con cái có biểu hiện động dục.
- Tiến hành ghép đôi: chọn con đực (nên chọn con đực có kích thước tương đương con cái hoặc to hơn một ít) thả vào chuồng con cái. Quan sát nếu thấy con đực và con cái quấn quýt với nhau thì để nguyên như vậy, nếu thấy con đực và con cái gằm ghè nhau thì thay con khác. Chú ý sau 2 ngày tiến hành quan sát con cái, nếu thấy con cái có biểu hiện vú hơi căng, bộ phận sinh dục bắt đầu se lại thì con cái đã có bầu. Nếu chưa quan sát quen thì tốt nhất để con đực và con cái ở với nhau trong vòng một tuần hoặc thấy con đực và con cái có biểu hiện gằm ghè nhau thì tách ra.
Chú ý: Khi ghép đôi con đực với con cái mà đã hợp nhau thì đánh dấu lại và lần giao phối sau nên sử dụng lại con đực. Mỗi con đực có thể quản lý được tối đa là 5 con cái. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào kinh nghiệm của người nuôi và chu kỳ sinh sản của các con cái. Vì vậy, khi bắt đầu nuôi nên sử dụng một đực một cái, sau khi đã có kinh nghiệm thì tăng dần số con cái lên.
- Chăm sóc Dúi mang thai và sinh con: sau khi con cái có bầu thì chú ý chế độ cho ăn: phải đủ tre, mía, và bổ sung thêm ngô, khoai lang hoặc sắn.
5. Nuôi thương phẩm
Cần chú ý phải cho ăn đủ thức ăn để tránh khi đói dúi cắn nhau. Ngoài ra, cần bố trí các vật trú ngụ sao cho phù hợp để hạn chế tối đa chúng cắn nhau.
Nếu cho ăn không đủ tre, mía, thì dúi sẽ bị dài răng và thiếu nước sẽ bị chết hoặc để dúi cắn nhau mà không phát hiện kịp thời chúng cũng rất dễ bị chết.
6. Bệnh của dúi và cách phòng ngừa
Để phòng bệnh cho dúi, chuồng trại phải đảm bảo khô ráo, sạch sẽ và thoáng mát, tránh mưa tạt, gió lùa, nắng nóng và không cần ánh sáng trực tiếp,... Con dúi là động vật hoang dã, mới được thuần hóa, sức đề kháng rất mạnh nên ít dịch bệnh. Tuy nhiên, dúi vẫn bị một số bệnh thông thường như bệnh ký sinh trùng ngoài da, bệnh đường ruột…
+ Bệnh ký sinh trùng ngoài da: Do ve, mò (1 loài ký sinh) cắn gây nên ghẻ lở, ta có thể dùng thuốc kháng sinh bôi hoặc dúi tự liếm cũng có thể khỏi. Để phòng bệnh, ta nên định kỳ vệ sinh sát trùng, tẩy uế chuồng trại và xung quanh 1 - 2 lần/tháng.
+ Bệnh đường ruột: Thường do khẩu phần thức ăn cung cấp không đầy đủ thành phần và giá trị dinh dưỡng nên dúi có thể bị tiêu chảy. Trong trường hợp đó, ta có thể dùng thuốc điều trị tiêu chảy hoặc bổ sung thêm thức ăn, nước uống đắng, chát như ổi xanh, cà rốt, rễ cau, rễ dừa... Để phòng bệnh tiêu chảy, không nên sử dụng các loại thức ăn hôi thối, ẩm mốc, khẩu phần thức ăn phải phong phú và đa dạng.
Kỹ thuật nuôi Dúi
Qua bao nhiêu năm trăn trở với con Dúi, nay đã thành công rất nhiều trong việc chăn nuôi và phát triển con Dúi, mang con Dúi đến gần với bà con, chúng tôi mạo muội tư vấn kỹ thuật nuôi Dúi cho bà con được hiểu hơn về con DÚi và giúp cho bà con đang nuôi Dúi nắm được NHỮNG KINH NGHIỆM này, bà con nào quan tâm thì cùng nhau trao đổi và chia sẽ kinh nghiệm.
Mục đích của chúng tôi mong muốn là bà con nào đã gắn bó với nghề chăn nuôi thì hãy quan tâm vấn đề chăn nuôi Dúi, vì Dúi mang lại nguồn thu nhập rất tốt cho bà con.
chúng tôi nhận thấy 10 người nuôi Dúi nếu không có kỹ thuật sẽ nãn hết 10 người

Về kỹ thuật chăm sóc thì rất dễ:
Dúi con khi mới sinh ra đến 8 tháng có thể sinh sản, trong thời gian này bà con nuôi theo cách sinh sản thì: tốt nhất chỉ nên cho ăn tre và mía, ngoài ra cho ăn thêm Bắp và khoai nhưng mỗi tháng chỉ cho ăn 3 lần rất ít thôi, vì cho ăn nhìu Dúi sẽ bị nâng và không đẻ được.
Nếu nuôi theo Dúi thương phẩm thì bắp và khoai là thức ăn hàng ngày, cho thêm tre và mía cho Dúi mài răng. Khi bà con nuôi thương phẩm thì Dúi sẽ không sinh sản được.
Khi đi mua Dúi bà con phải phân biệt Dúi rừng , Dúi thuần, Dúi sinh sản và Dúi thương phẩm, tránh tình trạng tiền mất lại mất công.
Dúi con từ nhỏ đến lúc 8 tháng nuôi rất dễ, không có gì gọi là khó khăn.
Khi dúi đến chu kỳ sinh sản, bà con nào mới nuôi lần đầu tiên thì nên nuôi theo tì lệ 1 đực 1 cái or 2 cái 1 đưc, cách phối giống như vậy sẽ mang sự phối tinh chắc chắn cho bà con khi mới nuôi, ghép đực trong khoảng thời gian 1 tuần, khi thấy Dúi cái nằm riêng ra 1 góc và có vú nỡ hồng và cương ra thì chắc chắn mang thai 100%, lúc này bà con tách sang qua chuồng sinh sản.
thức ăn Dúi khi mang thai bà con bổ sung thêm bắp và khoai gấp 2 lần, để Dúi mẹ có lượng sữa cho con bú.
Trong quá trình nuôi Dúi bà con nhớ phải cho Dúi gặm thêm xương để tăng canxi cho DÚI khi đẻ.
Cách nhận biết Dúi mang thai:
khi phối giống được khoảng > 10 ngày, nhìn vào 2 bên hông con Dúi thấy hơi phình ra, phình to hơn 2 đùi con Dúi thì đó là nhận biết Dúi đang mang thai, hoặc khi Dúi phối giống được 7 ngày tách Dúi ra chuồng sinh sản tiếp theo 7 ngày sau bà con thử bỏ đực vào xem, nếu thấy Dúi cái chạy tới cắn đực thì Dúi cái đã mang thai.

Kỹ thuật nuôi Dúi sinh sản.
DÚi mang thai 1 tháng 20 ngày Dúi mới đẻ, không phải 1tháng 10 ngày như trên mạng.
Khi Dúi đã mang thai bà con nên đậy nắp chuồng hơi kín để Dúi yên tĩnh, tránh dọn chuồng nhiều, và đặc biệt cho Dúi ăn phải đúng theo giờ, có như vậy Dúi mới không hoảng hồn, làm cho Dúi tâm lý không ổn định rất khó nuôi con, từ lúc Dúi mang thai đến lúc Dúi đẻ khoảng 10 ngày thì bà con không nên dọn chuồng, khi Dúi con được > 10 ngày bà con dọn chuồng là tốt nhất.
Khu nuôi Dúi đẻ thì cách chuồng Dúi khoảng 3m tuyệt đối không cho người lạ vào, không nên thắp hương khói, không nên xịt thuốc muỗi, không nên hút thuốc khi vào khu sinh sản, vì Dúi rất kị mùi, gây tâm lý không ổn định sẽ không thành công nuôi Dúi sinh sản được.

KỸ THUẬT LÀM CHUỒNG SINH SẢN,
==> đây là vấn đề quyết định Dúi sau khi sinh con có nuôi con hay không, hầu như 90% Dúi khi sinh con đều cắn chết con, và đây là điều bà con đang nuôi và muốn nuôi băng khoăn rất nhiều.
Làm chuồng cho Dúi đẻ tỉ lệ > 90% Dúi sinh và nuôi con thành công
kích thước chuồng 40 x 60 cao 60, bà con chia ra thành 2 ngăn, 1ngăn 20 cm và ngăn còn lại, vách ngăn phía dưới cùng bà con chừa lại 1 lỗ khoang 15 cm vuông cho Dúi đi qua lại, Dúi sẽ ở trong khoang 20cm và xem là trong hang, Dúi sẽ đẩy phân ra ngoài, đậy kín khoang 20cm cho dúi nằm và khoang còn lại đậy 80% thoát hơi và cho thức ăn, xem trong hình

Làm chuồng càng nhỏ như vây tránh cho Dúi nhìn thấy rộng mà mất tâm lý, vừa đủ cho mẹ con Dúi nằm là tốt nhất, có nhiều cách làm chuồng sinh đẻ đặc biệt, bà con cứ tham khảo và tìm ra cho mình 1 lối đi thành công cho riêng mình. đây là cách làm chuồng như trong tư nhiên Dúi đào hang, tì lệ nuôi con của Dúi rất thành công, chúng tôi đã thử nghiệm rất nhiều phương pháp là làm sao cho bà con nhân giống được con Dúi 1 cách dễ dàng nhất.
kỹ thuật xây chuồng tầng

Về bệnh tật thì có mấy loại như sau.
Dúi bị nhậm mắt bà con dùng thuốc nhỏ mắt giành cho người, nhỏ cho Dúi,
Dúi bị sổ mũi cũng dùng thuốc nhỏ mũi dành cho người, nếu thấy nuớc mũi Dúi ra nhiều và đặc trắng thì Dúi đã bị hư vì bà con không chữa trị kịp thời, còn Dúi ra máu ở mũi thì không sao, bà con chỉ cần nhỏ thuốc, nếu thấy ở mũi của Dúi có đen đen lòi ra thì Dúi đã sinh con đĩa trong mũi, bà con lấy kềm nhọn bắt đĩa ra, hoặc dùng mật ong chính gốc nhỏ và mũi Dúi 1nhỏ, thì con đĩa sẽ tan.
bệnh tiêu chảy bà con cho ăn măng tre, tre non thi Dúi sẽ bớt, trong 1,2 ngày Dúi bị tiêu chảy bà con quan tâm sớm, để vài ngày sau thì chắc chắn không giữ lại được,
Lý do của bệnh tiêu chảy là bà con cho Dúi ăn mía phải kèm theo cho ăn tre, vì mía là chất nước gây ngọt, cho ăn tre để trung hòa đường ruột cho Dúi, vì đường ruột của Dúi rất mỏng và mỏng.

Chúng tôi muốn mang hết kỹ thuật cho bà con nhưng không thể nói hết thành lời dc, mời bà con đến tham quan trại sẽ được hướng dẫn tình tình chi tiết hơn, chúng tôi cam kết chắc chắn mang đến cho bà con thành công với nghề nuôi Dúi.

Bao Dúi đẻ, Bao Dúi sinh sản tốt, giống thuần tại trại 100%
Giá rẽ nhất đến với bà con

Nhu cầu thị trường ngày càng cao trong khi đàn Dúi trong tự nhiên ngày một khan hiếm. Vì vậy, trong những năm qua chúng tôi đã nghiên cứu thành công mô hình nuôi dúi sinh sản tại Miền Nam.


…Mục tiêu của chúng tôi là đưa con Dúi trở thành nghề chính giúp nông dân làm giàu.
Đây là chuồng sinh sản 2

Dúi mẹ và con được 10 ngày tuổi


Hãy đến với chúng tôi:
Chuyên cung cấp: Dúi giống
Chia sẻ kinh nghiệm quý báu trong chăn nuôi.
Phương châm “Uy tín – Chất lượng – Hợp lý – Hiệu quả” chúng tôi rất vui lòng được phục vụ bà con gần xa.
Tư Vấn kỹ kỹ thuật sinh sản và đặc biệt kỹ thuật nuôi con không ăn thịt con của Dúi mẹ

  Ông Phi "dúi"

Về xã Lộc Nam, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng, hỏi thăm “ông Phi dúi” tức Đào Duy Phi, gần như ai cũng biết.
Ông không chỉ là một chủ tịch Hội nông dân năng động mà còn là người đi tiên phong nuôi dúi.
“Do có thâm niên làm công tác hội, tôi được đi thăm quan nhiều mô hình chăn nuôi ở các tỉnh phía Nam như nuôi nhím, chồn hương, kỳ đà, tắc kè… nhưng giá cả lúc lên, lúc xuống không ổn định, thức ăn hầu hết vẫn phải đi mua. Trong khi nuôi dúi ở địa phương mình, nguồn thức ăn rất dồi dào, giá rẻ nhưng chưa có ai nuôi. Từ đó tôi có ý tưởng nuôi loài đặc sản này”, ông Phi cho biết.
dúi giống 58
Theo ông, tình cờ trong một lần đi làm rẫy cà phê thấy người đồng bào dân tộc gạ bán mấy con dúi con mới đẻ. Không mua thì chúng có nguy cơ bị chết, bỏ thì thương, vương thì tội, ông đánh liều mua về nuôi thử. Do thiếu kinh nghiệm, chưa có kỹ thuật, hơn nữa dúi mới bắt ở rừng về chưa quen thức ăn và môi trường mới, chúng ngày một yếu dần.
Không nản chí ông lặn lội tìm kiếm thông tin trên sách báo, mạng Internet... và đã học hỏi rất nhiều kiến thức và nhanh chóng áp dụng vào đàn dúi của mình. Do chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật chẳng mấy chốc mấy con dúi èo ọt đã trưởng thành, con nào con nấy mũm mĩm, lông bóng mượt.
Dần dà đàn dúi của ông lên tới 50 cặp bố mẹ và 100 con giống. Giống dúi sinh sản ra không đủ cung cấp cho thị trường. Ông Phi tâm sự, ở Lâm Đồng rất nhiều mô hình chăn nuôi, mỗi mô hình nuôi một con vật khác nhau, nhưng chưa thấy nuôi con gì dễ bằng nuôi dúi, ai cũng nuôi được, không ảnh hưởng môi trường, chi phí thức ăn thấp.
Theo tính toán của ông Phi, 1 con dúi nuôi từ lúc mới đẻ tới khi trưởng thành là 6 tháng, trọng lượng đạt từ 1,2-1,5 kg, tiêu tốn khoảng 90.000 đồng (tiền thức ăn). Giá bán giống tùy theo thời gian nuôi ngắn hay dài, tùy theo trọng lượng từng con (từ 900.000 - 1,2 triệu đồng/cặp; dúi thương phẩm từ 450.000-500.000 đ/kg.
Sau khi nuôi và cho sinh sản giống dúi thành công, một con vật nuôi mới đạt hiệu quả kinh tế cao, ông Phi mạnh dạn xây dựng đề án nuôi dúi cho 20 hộ nông dân trong xã và đã được Quỹ hỗ trợ Nông dân tỉnh phê duyệt với mức hỗ trợ 15 triệu/hộ. dúi thịt
Giá dúi giống
Giá dúi giống: 1.300.000 đồng/cặp
Giá dúi giống
Giá dúi giống
Giá dúi giống
Hiện nay, chăn nuôi Dúi là một mô hình chăn nuôi dúi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi dúi. Dúi trong tự nhiên đang khan hiếm dần do săn bắt nên hiện nay Dúi không đủ cung cấp cho thị trường nhất là các nhà hàng, quán lẩu Dúi.
Chăn nuôi Dúi ít vốn, tốn ít diện tích, thức ăn rẻ dễ kiếm. Dúi đẻ rất nhiều, một năm 4 lứa mỗi lứa 3-6 con.
Mô hình chăn nuôi Dúi xuất hiện chưa nhiều nên đây là biện pháp làm kinh tế  rất hiệu quả. Nếu bạn nuôi khoảng 10 đôi trừ chi phí hàng năm bán giống và thương phẩm cũng cho bạn thu nhập hàng chục triệu đồng.
Hiện nay chúng tôi đã gây nuôi thành công dúi giống có số lượng dúi giống nhiều đáp ứng nhu cầu của bà con cô bác chăn nuôi dúi.
Chúng tôi cung cấp con dúi giống và kỹ thuật chăn nuôi dúi, kỹ thuật xây chuồng chăn nuôi dúi, bao tiêu đầu ra.
- Dúi giống nhỏ
- Dúi giống trưởng thành:
- Dúi bố mẹ đã và đang đẻ, chửa:


Chúng tôi cam kết cung cấp con dúi giống tốt nhất, giá dúi giống  thấp nhất thị trường

CHUỒNG CHĂN NUÔI DÚI KHOA HỌC NHẤT

Có 2 cách xây chuồng chăn nuôi dúi:
1 xây bể kiểu củ, 2 xây như tủ thuốc bắc kiểu mới
- Chuồng nuôi dúi khoa học nhất, dựa trên đặc tính, phù hợp với điều kiện sinh trưởng, sinh sản của con dúi. Đồng thời không phải dọn chuồng vì con dúi tự dọn và công phân vất ra ngoài. Do ông Nguyễn Văn Trịnh. Ở Thị trấn Vũ thư - Huyện Vũ Thư - Tỉnh Thái Bình thiết kế. ĐT: 0986.818.305
XÂY CHUỒNG CHĂN NUÔI DÚI KIỂU TỦ THUỐC BẮC NHƯ SAU:
Ông Nguyễn Văn Trịnh hướng dẫn xây một chuồng nuôi dúi 84 ô như sau:
Là chuồng có nhiều tầng mỗi tầng có nhiều ô, trông giống như tủ thuốc bắc, chỉ khác là các ngăn cố định và căng lưới phía trước để ngăn không cho dúi ra ngoài
* Vật liệu làm chuồng chăn nuôi dúi:
1 Gạch lát nền viên 40x40cm làm nền và viên 40x25cm làm bức ngăn
2 Gạch xây tường nhà viên 20x10x5 cm
3 Lưới sắt ô vuông 2x2cm, hoặc tròn
4 Cát vàng, si măng, (xây tỷ lệ xây 1 si 2 cát)
* Kích cỡ chuồng chăn nuôi dúi:
- Mẫu chuồng 1 mặt có 6 tầng mỗi tầng có 7 ô = 42 ô, xây 2 mặt = 84 ô trên diện tích 2,24 m2.
- Diện tích một ô tương đương = viên gạch vuông 40x40cm chiều cao ô = 25cm
- Chiều  dài 7 ô x 0,40 cm = 2,8 m.
- Chiều ngang 0,8 m.
- Tổng chiều cao chuồng 6x25cm= 1,5 m.
- Diện tích mặt bằng 2,24 m2, là xây được 84 ô chuồng.
* cách xây chuồng chăn nuôi dúi
- Xây nền chuồng bằng gạch lát nền, viên 40 x 40 cm, đặt viên làm nền, đồng thời đặt viên ngăn ô chiều cao 25 cm. Làm 6 tầng, Xây hết tầng thì xây tầng tiếp theo. (Viên ngăn có thể xây gé 5cm, 2 viên 10 cm)
- Một ô 5 mặt kín bằng gạch, Mặt trước ép lưới thép lỗ vuông 2x2 cm (Hoặc tròn) (tốt nhất là lưới inox) lưới vừa là tấm chắn không cho dúi ra vừa là cánh cửa khi cần mở.
- Chú ý các góc gạch phải đặt khuy để ép lưới. Trổ một lỗ bỏ thức ăn ở góc trên của lưới 2,5x4 cm vừa đủ không cho con dúi chui ra được.
- Phân của con dúi nó tự đùn và công vất qua lưới, phía dưới ta hứng bao tải là phân nằm gọn trong bao tải, như vậy ta không phải tốn công dọn phân từng ô chuồng.
- Mặt chính diện ta kéo một riđô che ánh sáng cách 10cm, tấm riđô này vừa che ánh sáng vừa là che gió, rét mùa đông.
- Con dúi thích chui vào trong tổ ta có thể lót rơm, hoặc cắt ống gạch, hoặc tạo hang, con dúi chui vào đó ngủ ngon lành. Dúi không uống nước nên không phải làm máng uống.
- Nếu là dúi đẻ chú ý làm chuồng thông 2 ô, một ô tối, một ô sáng. (Hoặc làm hang cho dúi đẻ) Ô phía trước là ô có không gian sáng để dúi chơi và bỏ thức ăn. Ô phía sau là ô kín là buồng tối, yên tĩnh để dúi ngủ, nghỉ, ăn và sinh sản.
- Hai ô thông nhau bởi một cái lỗ vuông khoảng 10 cm. Cái lỗ này có tác dụng hạn chế ánh sáng vào ô trong, dúi chui qua lại 2 ô, và vận chuyển thức ăn vào trong, tự vận chuyển phân ra ngoài. Đồng nghĩa với người không phải dọn chuồng, không động chạm tới sự bình yên của con dúi. (Xem hình ảnh).
- Định kỳ dọn phân: Phân của con dúi tự đùn ra ngoài rơi xuống dưới, nên chuồng của nó lúc nào cũng sạch. Ở phía dưới là dãnh chứa phân khi nào thấy đầy ta dọn đi

Yêu cầu:
- Lưới làm cửa phải đạt 2 li trở lên nhỏ quá dúi cắn đứt thoát ra ngoài
- Cửa (lưới) mở ra đóng lại thuận tiện, nhưng dúi không phá hoặc lách qua khe thoát ra ngoài
- Sát nền cắt một số sợi lưới làm cửa bỏ thức ăn đồng thời là chỗ dùng gạt phân và rác trong chuồng ra ngoài thuận tiện
- Chống nóng cho dúi: (Mái nhà cao bỏ rơm dạ hoặc các loại vật liệu khác lên trên mái để chống nóng cho dúi. Mùa rét che kín lại)
- Có thể xây 1 ô to phối giống kèm theo 4 ô tổ đẻ

Nuôi Dúi làm giàu

Nuôi Dúi làm giàu
Dúi là loài động vật hoang dã thuộc họ gặm nhấm. Tuy nhiên, do diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, số lượng Dúi trong tự nhiên cũng ngày ít đi. Để bảo tồn cũng như tạo điều kiện phát triển kinh tế gia đình, hiện nay nhiều hộ gia đình đã thực hiện nuôi Dúi tại nhà và bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Qua giới thiệu của những cán bộ xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam chúng tôi tìm đến nhà anh Nguyễn Thành Đệ, một hộ gia đình hiện đang nuôi số lượng Dúi nhiều nhất xã, hơn 200 con. Tiếp chúng tôi anh Đệ không ngần ngại chia sẻ những suy nghĩ của mình về việc quyết định nuôi loại động vật gặm nhấm này, cũng như những kinh nghiệm thực tế mà anh đúc kết được trong mấy năm qua. Anh cho biết, nuôi Dúi không cần diện tích lớn, thức ăn dễ kiếm và nhất là công chăm sóc ít. Trung bình diện tích chuồng Dúi khoảng 60 – 80 cm2 (3- 4 con/chuồng), nền xi măng và có lỗ thoát nước. Mái che không cần quá cao, tuy nhiên phải đảm bảo ánh sáng vừa đủ, phù hợp với loài gặm nhấm này. Thức ăn của Dúi chủ yếu là tre tươi, cỏ sữa, mía. Hàng ngày có thể cho chúng ăn 1 – 2 khúc tre to bằng cán dao, dài một gang tay hoặc cỏ. Riêng mía không nên cho ăn nhiều vì có thể khiến Dúi bị bệnh đường ruột. Đối với Dúi, mỗi năm sinh sản 3 - 4 lứa, mỗi lứa 3 - 5 con. Dúi có thể đạt trọng lượng 2 kg trong vòng một năm. Dúi con, sau khi sinh khoảng 1 tháng có thể tách chuồng để nuôi riêng. Tuy nhiên, cần chú ý đánh số các ô (nếu là nuôi Dúi sinh sản để tránh việc đồng huyết). Theo anh Đệ, một con Dúi đực có thể đảm nhận sinh sản cho 10 Dúi cái, và trong thời gian hơn 5 năm có thể thay con đực giống. Trong quá trình Dúi cái sinh sản không nên phun nước để vệ sinh chuồng, vì như vậy có thể làm Dúi con bị lạnh mà chết. Chỉ có những chuồng Dúi đang trong độ phát triển thì có thể phun nước vệ sinh hàng ngày.
Hiện Dúi sinh sản có giá bán khoảng 2,5 triệu đồng/cặp, Dúi thịt 350 – 400 ngàn/kg. Năm 2011 vừa qua, gia đình anh đã bán ra thị trường hàng chục cặp con giống, thu về gần 100 triệu đồng. Anh Đệ cũng cho biết thêm, so với nuôi gà, nuôi bò trước đây thì việc nuôi Dúi mang lại lợi nhuận kinh tế cao hơn nhiều, dễ chăm sóc, ít bệnh tật và đầu ra ổn định. Anh cũng đang có dự định mở thêm diện tích chuồng để tăng đàn. Được biết, hiện tại trên địa bàn xã Thuận Quý có 6 hộ đang nuôi Dúi giống như gia đình anh nhưng số lượng ít.

Nuôi Dúi đang là mô hình phát triển kinh tế được nhiều người dân quan tâm, đồng thời bảo tồn được loài động vật hoang dã gặm nhấm này. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi các hộ gia đình cần phải đăng ký thủ tục đầy đủ với cơ quan chức năng như Kiểm lâm, Chi cục thú y nơi sở tại để được cấp giấy phép.
Chăn nuôi là một phương cách thoát nghèo làm giàu của nhà nông và với Lâm Đồng, việc nông dân nuôi những vật nuôi có nguồn gốc hoang dã đã khá phổ biến. Cũng từ ý tưởng đi tìm những vật nuôi cho thu nhập cao, nhiều vật nuôi được lựa chọn như nhím, dúi, dế… đã khẳng định được giá trị trong thực tế. Gia đình anh Đỗ Văn Đức, thôn Hiệp Thành 2, xã Tam Bố, huyện Di Linh cũng theo hướng chăn nuôi những con vật có nguồn gốc từ rừng và đã thấy hiệu quả kinh tế.

Gia đình anh Đức vốn canh tác rẫy cà phê ngay gần rừng Tam Bố, ngày ngày thấy bà con vào rừng đi săn, đánh bẫy những con vật mang ra bán. Anh tự nhủ, nhiều người nuôi được, mình thử nuôi xem sao. Vậy là anh mua vài cặp dúi về chăm thử trong điều kiện nuôi nhốt. Dúi vốn là động vật gặm nhấm, trong tự nhiên chúng thường ăn măng tre, các cây họ mía nên khả năng đào của chúng rất tốt, chuồng nuôi dúi phải xây bằng gạch, lát sàn vững chắc để chúng không đào hang đi mất. Mỗi ô chuồng chỉ cần 0,7-0,8 m2 là đủ chỗ cho một cặp dúi bố mẹ. Còn ăn, dúi ăn chủ yếu là mía, măng tre, bắp hạt và lượng ăn vừa phải. Dúi thuộc loài gặm nhấm giống chuột nên răng chúng mọc dài liên tục, nếu không được gặm, mài bớt răng, răng sẽ dài và chúng không ăn uống được. Vì vậy, anh Đức luôn thả vào mỗi ô chuồng dúi vài đoạn tre đặc ruột chặt ngắn để dúi “luyện răng”. Dúi đẻ rất dày, 3 tháng/lứa, mỗi lứa 2-4 con, con to có thể lên tới 2kg, trọng lượng trung bình khoảng 1,2-1,5 kg/con đối với dúi trưởng thành. Thịt dúi ngon, mát, là món đặc sản được nhiều người ưa chuộng. Hiện anh Đức đang bán dúi sinh sản là chủ yếu, một cặp dúi có giá 1,2 triệu đồng và hầu hết bán cho những gia đình có ý định gây giống đàn dúi.
Ngoài nuôi dúi, anh Đức còn nuôi cả nhím và kỳ đà. Nhím của anh lấy giống từ nhím rừng, giống nhím khỏe và dễ nuôi. Nhím cũng được nuôi nhốt trong từng ô chuồng xây bằng gạch và được phân theo lứa tuổi. Thức ăn cho nhím thì dễ kiếm bởi nhím ăn tạp, khoai lang, cà rốt, rau củ quả các loại nhím đều ăn tốt. Từ khi nuôi nhím mới đẻ tới khi bắt đầu sinh sản khoảng 1 năm, nhím trưởng thành có thể nặng tới 10 kg/con. Nhím sinh sản khá dày, 4 tháng/lứa, mỗi lứa từ 2-3 con, thời gian nhím đẻ cần cho ăn thức ăn giàu dinh dưỡng. Anh Đức cho biết giá nhím cũng khá cao, một đôi nhím bố mẹ có giá 5 triệu đồng, nhím thịt 250 ngàn đồng/kg.
Tuy nhiên, kỳ đà là vật nuôi được anh Đức xác định sẽ phát triển rộng. Kỳ đà là loài bò sát thường sống và săn mồi ở những khu vực ẩm ướt, khe sông khe suối. Anh Đức hiện nuôi nhốt kỳ đà trong các lồng sắt, thức ăn cho chúng rất đơn giản là các phụ phẩm của gia súc, gia cầm như nội tạng heo, đầu gà…Anh Đức nói: “Kỳ đà tôi nuôi là kỳ đà có nguồn gốc từ rừng Di Linh, giống này dễ nuôi, chi phí thấp, không bệnh tật, giá trên thị trường rất ổn định. Sắp tới, tôi sẽ xây chuồng lớn để nhân rộng đàn kỳ đà của gia đình”. Kỳ đà là loài đẻ trứng, trong tự nhiên lượng trứng nở thành con khá ít, khi nuôi nhốt trứng được ấp nở nhân tạo nên tỷ lệ thành công cao. Chuồng nuôi phải có lưới sắt vì kỳ đà giỏi leo trèo. Sau 18 tháng là kỳ đà trưởng thành, con to có thể dài 2m, nặng 7-8 kg. Hiện kỳ đà được mua với giá 350 ngàn đồng/kg, hầu hết là các nhà hàng đặc sản đặt mua vì thịt rất ngon, được khách ưa chuộng.
Chăn nuôi những loài vật “đặc sản”, ngoài lý do kinh tế, anh Đức còn hy vọng sẽ phát triển rộng nghề nuôi những con vật này cung cấp cho thị trường, góp phần giúp đồng loại của chúng đang sống trong rừng có thêm cơ hội sống sót.
Diệp Quỳnh
Hiện nay, nuôi Dúi là một mô hình chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.
 Dúi trong tự nhiên đang khan hiếm dần do săn bắt nên hiện nay Dúi không đủ cung cấp cho thị trường.Dúi (chuột nứa) được xếp vào loại thức ăn đặc sản, thịt ngon, mát, giàu đạm. Dúi là con nuôi mới, dễ nuôi, chi phí đầu tư thấp (chuồng trại, con giống, thức ăn), ít nhân công, vòng xoay vốn nhanh, ít rủi ro.Mô hình nuôi dúi là hướng đi mới trong chăn nuôi, cần được nhân rộng giúp người nông dân nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống.
Nghề nuôi Dúi vừa góp phần bảo vệ nguồn gen quý hiếm, mở ra hướng làm giàu cho người người nông dân ở vùng nông thôn, miền núi.
Con dúi có tên khoa học là Atherurus macrourus. Họ với nhím Hisricidae, bộ gặm nhấm Rodentia, nhóm thú.
Giá dúi thương phẩm (còn sống nguyên con) trên thị trường Việt Nam hiện ở mức 160.000 đồng/kg. Dúi rất dễ nuôi, chi phí đầu tư thấp (chuồng trại, con giống, thức ăn), ít nhân công, vòng xoay vốn nhanh, ít rủi ro. Dúi đẻ rất sai, một năm 4 lứa mỗi lứa 3- 6 con. Hiện nay giá Dúi giống trên thị trường là từ 200.000 - 300.000đ/kg.
Dúi thích ánh sáng tán xạ, cho nên chuồng nuôi nên làm nửa sáng, nửa tối, không cần ánh sáng trực tiếp, tránh mưa tạt, gió lùa và nắng nóng, đảm bảo khô ráo, sạch sẽ và thoáng mát. Nền và sân chuồng nên tráng bằng bê tông dốc 1 - 2%, dày 8 - 10cm để dúi không đào hang chui ra ngoài và thoát nước… Xung quanh rào bằng lưới ô vuông hoặc B40, cao 1,0 - 1,5 m, phía trước có cửa ra vào thuận lợi. Mỗi ô chuồng nuôi 1 - 2 con chỉ cần khoảng 1m². Hệ thống cống rãnh thoát nước thiết kế ở phía sau, ngoài chuồng.Trong tự nhiên, dúi hay ở hang nên ta cũng có thể làm hang nhân tạo cho dúi (bằng tôn uốn cong hoặc bằng ống cống đường kính 30 - 40 cm) và để ở ngoài sân chơi để tiện vệ sinh.
Thức ăn của dúi phong phú và đa dạng, bao gồm tất cả các loại rau, củ, quả, rễ cây, mầm cây ngọt bùi đắng chát… thức ăn tinh hỗn hợp, thức ăn bổ sung khoáng, sinh tố…, thức ăn động vật gồm: côn trùng, ốc, giun đất...
Về khẩu phần thức ăn trung bình cho 1 con/ngày như sau:
- Dúi 2 - 3 tháng tuổi: 50 - 100 g rau, củ quả; 5 - 10 g thức ăn hỗn hợp và 5 - 10 g lúa, ngô, đậu các loại.
- Dúi 3 - 6 tháng tuổi: 100 - 250 g rau, củ, quả; 10 - 15 g thức ăn tổng hợp; 5 - 15 g thức ăn hạt thóc, đậu và 3 - 10 g khô dầu lạc, khô dầu dừa.
- Dúi 6 - 9 tháng tuổi: 250 - 350 g rau, củ, quả; 15 - 30 g thức ăn tổng hợp; 15 - 30 g thức ăn hạt các loại và 10 - 20 g khô dầu lạc, khô dầu dừa.
Có thể thay dầu dừa, dầu phộng bằng giun đất, côn trùng (kiến, mối, sâu, bọ...), thức ăn tinh hỗn hợp có thể dùng thức ăn viên dùng cho gà con, vịt con 1 tháng tuổi của các hãng chế biến thức ăn.
Ta có thể điều chỉnh lượng thức ăn bằng cách quan sát, nếu sau 12 giờ cho ăn thấy dúi ăn hết thì bổ sung thêm, ngược lại nếu thức ăn còn thừa nhiều thì giảm bớt những lần cho ăn sau. Khi cho ăn đủ thức ăn rau, củ, quả tươi thì dúi không cần uống nước hoặc uống ít nước. Thức ăn còn thừa sau 12 giờ, bị úa vàng, chua, mốc phải bỏ đi, đảm bảo cho dúi thức ăn tươi, xanh, sạch đề phòng bệnh tiêu chảy, dúi sẽ khỏe mạnh ít dịch bệnh…Dúi thường chịu rét tốt hơn chịu nóng, nếu nóng trên 350C, cần có quạt thông gió cho thoáng mát.
Chăm sóc nuôi dưỡng và thu hoạch.
Dúi giống để nuôi thường được 2 - 3 tháng tuổi, trọng lượng 1,5 - 2,0 kg/con, đã quen ăn các thức ăn do con người cung cấp trong điều kiện nuôi dưỡng nhân tạo.
Trước khi bán thịt 30 - 40 ngày, vỗ béo cho dúi bằng cơm, tấm gạo, bắp xay 60 - 70% trộn với thức ăn đậm đặc hoặc thức ăn tinh hỗn hợp loại dùng cho gà con, vịt con 1 tháng tuổi 30 - 40%. Dúi tăng trọng rất nhanh và béo khỏe, có thể đạt 0,5 - 0,7 kg/tháng, bán được giá, cho hiệu quả kinh tế cao.
Phòng và chữa bệnh
Để phòng bệnh cho dúi, chuồng trại phải đảm bảo khô ráo, sạch sẽ và thoáng mát, tránh mưa tạt, gió lùa, nắng nóng và không cần ánh sáng trực tiếp... con dúi là động vật hoang dã, mới được thuần hóa, sức đề kháng rất mạnh nên ít dịch bệnh. Tuy nhiên, dúi vẫn bị một số bệnh thông thường như bệnh ký sinh trùng ngoài da, bệnh đường ruột…
* Bệnh ký sinh trùng ngoài da. Do ve, mò (1 loài ký sinh) cắn gây nên ghẻ lở, ta có thể dùng thuốc kháng sinh bôi hoặc dúi tự liếm cũng có thể khỏi. Để phòng bệnh, ta nên định kỳ vệ sinh sát trùng, tẩy uế chuồng trại và xung quanh 1 - 2 lần/tháng.
* Bệnh đường ruột. Thường do khẩu phần thức ăn cung cấp không đầy đủ thành phần và giá trị dinh dưỡng nên dúi có thể bị tiêu chảy, trong trường hợp đó, ta có thể dùng thuốc điều trị tiêu chảy hoặc bổ sung thêm thức ăn, nước uống đắng, chát như ổi xanh, cà rốt, rễ cau, rễ dừa... Để phòng bệnh tiêu chảy, không nên sử dụng các loại thức ăn hôi thối, ẩm mốc, khẩu phần thức ăn phải phong phú và đa dạng.


Nam Ninh

Vua dúi

Giá dúi thương phẩm bán buôn cho các nhà hàng từ 700-800 ngàn đồng/kg

Sau những thất bại tưởng chừng không gượng dậy được, nhưng với sự quyết tâm làm giàu, anh Dương Văn Phương ở thôn Lâm Xuyên, xã Tam Hồng (Yên Lạc) đã vươn lên bằng 20 triệu đồng vốn để nuôi… dúi. 5 năm sau anh trở thành chủ nhân sở hữu một trang trại dúi trị giá hàng tỷ đồng và được Chương trình VTV6 đặt tên cho một phóng sự đã phát sóng trên kênh truyền hình VTV6 là “Vua Dúi Việt Nam”.
Phải lỡ hẹn mấy lần, chúng tôi mới gặp được Dương Văn Phương ở nhà riêng, đồng thời cũng là trang trại nuôi dúi của anh ở thôn Lâm Xuyên, xã Tam Hồng (Yên Lạc). Khi nói chuyện với chúng tôi, Phương không đi thẳng vào câu chuyện nuôi dúi của mình mà hồn nhiên đọc cho chúng tôi nghe câu thơ rất quen thuộc của Bác Hồ “Gạo đem vào giã bao đau đớn” hàm ý của anh cho chúng tôi biết là để có trang trại dúi trị giá khoảng hơn 600 triệu đồng như hiện nay, thì những ngày đầu năm 2006, khi mới khởi nghiệp nuôi dúi, trong 2 tuần đầu, anh đã chịu cảnh 4 lần dúi xổng chuồng và chết… do chưa biết cách chăm sóc, làm cho anh mất trắng số vốn liếng ít ỏi tích cóp bấy lâu của gia đình. Lúc ấy, mẹ và vợ anh đã khóc cạn nước mắt vì tiếc công, tiếc của.
Hơn 20 triệu đồng gia đình tích cóp từ đồng lương giáo viên tiểu học của vợ anh và sự tần tảo của người mẹ khốn khó (bố Phương mất khi anh còn nhỏ) bà côi cút làm ruộng nuôi anh bao năm, giờ đổ ra sông ra biển. Phương tâm sự: Khi ấy, em nhìn mẹ và vợ mà lòng mình như xát muối, cảm thấy mình có lỗi.
Năm 2006, một lần tình cờ được người bạn rủ đi ăn thịt dúi ở một nhà hàng, Phương thấy thịt dúi thơm ngon, da dúi rất giòn, mà giá lại cao. Dúi là động vật quý hiếm sống chủ yếu ở rừng, đang bị con người bẫy bắt có nguy cơ cạn kiệt, vì thế nếu thuần hóa để dúi sinh sôi được thì rất có lợi về kinh tế, vì dúi là món ăn khoái khẩu của người Việt, giá cả cũng không phải quá cao so với một số loài động vật khác trong nhà hàng ăn uống nên rất dễ tiêu thụ. Mặt khác, cũng là cách bảo vệ môi trường và thuần dưỡng nhân rộng loài động vật quí hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
Vì vậy, Phương đã nảy sinh ý định nuôi dúi thương phẩm bán ra thị trường cung cấp cho các nhà hàng ăn uống. Với số vốn ít ỏi khởi nghiệp 20 triệu đồng do mẹ và vợ tích cóp được, anh mua được 20 con dúi giống. Do chưa biết cách chăm sóc và làm chuồng khoa học thích nghi với điều kiện sống của dúi nuôi nhốt chuồng nên 3 ngày sau dúi chết và sổng chuồng gần hết.
Tiếc của, giận mình không cẩn thận nên chịu thất bại. Với phương châm “bại không nản”, quyết không lùi bước, Phương vay thêm tiền người thân, mua tiếp 20 dúi con về nuôi và tìm hiểu thêm những đặc tính của việc nuối dúi trên mạng, sau nhiều lần thay đổi cách làm chuồng, chăm sóc anh đã nắm chắc được những đặc tính của dúi và thành công trong việc mở rộng trang trại. Chị Nguyễn Thị Minh Nguyệt, vợ của Phương cho biết: Sau khi mất hết dúi đến 3 lần, mẹ con em rất sợ và xót xa khuyên anh Phương không nuôi dúi nữa, nhưng anh ấy vẫn quyết tâm. Mẹ anh Phương rất thương con trai đã chạy ngược chạy xuôi vay thêm tiền cho anh đầu tư làm lại chuồng và mua con giống.
Theo anh Dương Văn Phương thì việc nuối dúi vừa dễ lại vừa khó, vì vậy phải nắm bắt được đặc tính của dúi con và dúi trưởng thành cũng như dúi sinh sản để làm chuồng sao cho hợp lý; rồi nguồn thức ăn, chăm sóc khi dúi mẹ sinh sản, cách nuôi dúi con, đặc biệt là tránh dịch bệnh cho dúi. Để việc kinh doanh thành công, anh đã lang thang trên mạng tìm hiểu kỹ thuật nuôi dúi, cách làm chuồng; thức ăn cho dúi.
Với sự kiên trì và bền bỉ sau một thời gian ngắn, đàn dúi của anh sinh sản lứa đầu, mỗi cặp dúi sinh sản được từ 4-6 con/lứa; mỗi năm từ 2-3 lứa sinh con, chẳng mấy chốc đàn dúi đã sinh con đàn, cháu đống, từ đó anh đã có dúi giống bán với giá 500 ngàn đồng/đôi; nếu dúi thương phẩm bán từ 500-600 ngàn đồng/kg. Với sự tích cóp, mỗi năm một ít từ 20 con dúi giống, đến nay, trang trại dúi của anh có khoảng 1000 con; giá dúi bố mẹ bán ra thị trường từ 700 ngàn đến 1 triệu đồng/cặp; giá dúi thương phẩm bán buôn cho các nhà hàng từ 400-450 ngàn đồng/kg. Hiện nay, mỗi tháng anh bán được từ 40-50 đôi dúi giống đến khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Mô hình nuôi dúi của anh mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng. Chị Nguyễn Thị Mai, một khách hàng mua dúi đến từ tỉnh Bắc Ninh đã ở lại 7 ngày tại trang trại dúi của anh Phương để học cách làm chuồng, chăm sóc dúi sinh sản, nuôi dúi con theo phương pháp khoa học của anh Phương cho biết: Em xem trên mạng thấy việc nuôi dúi của anh Phương ở Vĩnh Phúc làm giàu nhanh chóng, nên em về học kinh nghiệm và mua giống; dự kiến đợt đầu này sẽ mua khoảng 20-30 đôi dúi giống về nuôi, sau đó sẽ mở rộng.
Anh Nguyễn Văn Tuấn, là bạn hàng xóm của anh Phương cho biết: Anh Phương là người có chí, chăm chỉ và sáng tạo trong công việc mới nuôi được con dúi vì giống dúi là “khó tính” lắm. Buổi đầu gian nan, vất vả lắm mà vẫn thất bại. Bây giờ thì anh ấy là “Vua Dúi” rồi. Mẹ anh Phương phấn khởi kể: Cứ như lúc đầu thì sợ lắm, bây giờ mới yên tâm mở rộng trang trại được anh ạ”.
Qua tìm hiểu được biết, anh Phương đang có ý định mở rộng trang trại nuôi dúi nhưng chưa có đất. Tuy nhiên, anh đang nuôi thêm một số loài như: cá sấu, ba ba, và một số loài khác cung cấp bán ra thị trường. Theo anh Phương nuôi dúi có 2 lợi ích đó là gián tiếp bảo vệ môi trường và làm kinh tế, lai tạo gen quí từ đàn dúi sống tự nhiên về thuần nuôi sinh sản. Anh Phương đang viết kinh nghiệm thành sách để cung cấp cho bà con có nhu cầu tìm hiểu cách nuôi dúi thương phẩm và dúi sinh sản.
Thu Vân - Xuân Hùng
Báo Vĩnh Phúc
Giao hàng  các tỉnh thành sau: Tiền Giang , Long An , Cần Thơ , Bạc Liêu , Sóc Trăng , Đồng Nai - TP Biên Hòa , Bà Rịa - Vũng Tàu , TP Đà Lạt - Lâm Đồng , Bình Thuận , Ninh Thuận , Khánh Hòa , Bình Định , Phú Yên , Quảng Ngãi , Quảng Nam , Đà Nẵng , Thừa Thiên Huế , Vĩnh Phúc , Hậu Giang , Đồng Tháp , Cà Mau , Gia Lai - Kon Tum , Kiên Giang , Vĩnh Long , Trà Vinh , Bình Dương , Bình Phước , Tây Ninh , An Giang , Bắc Kạn , Bắc Giang , Bắc Ninh , Bến Tre , Cao Bằng , Đắk Lắc , Đắk Nông , Điện Biên , Gia Lai , Hà Giang , Hà Nam , Hà Tỉnh , Hải Dương , Hải Phòng , Hòa Bình , Hưng Yên , Kon Tum , Lai Châu , miễn phí TP HCM , Hà Nội , Hà Tĩnh , Nghệ An , Quảng Bình , Quảng Trị , Thanh Hóa , An Giang , Bắc Giang , Bắc Kan , Bắc Ninh , Cao Bằng , Điện Biên , Hà Giang , Hà Nam , Hải Dương , Hưng Yên , Lai Châu , Lào Cai , Lạng Sơn , Nam Định , Ninh Bình , Phú Thọ , Quảng Ninh , Sơn La , Thái Bình , Thái Nguyên , Tuyên Quang , Vĩnh Phúc , Yên Bái
chim trĩ , chim trĩ giống
két sắt , tủ sắt , tủ tài liệu , tủ hồ sơ , két bạc  ,
chim trĩ giống , chim tri giong , chim trĩ  , chim tri
gia sư , trung tâm gia sư  , dạy kèm , chim trĩ , chim trĩ giống
dạy kèm tại nhà , trung tâm dạy kèm  dạy kèm tại nhà , trung tâm dạy kèm , máy photocopygia sư , trung tâm gia sư  , dạy kèm
bàn làm việc , ghế văn phòng

máy photocopy  , may photocopy

8 nhận xét:

  1. mjnh can mua rui thit so lang lon

    Trả lờiXóa
  2. Can mua goi sdt nay nhe 0903056309

    Trả lờiXóa
  3. Giá một con dúi giống nhỏ khoảng bao tiền vậy ạ

    Trả lờiXóa
  4. Mot doi dui giong con cai con duc bao nhieu tien ban oi

    Trả lờiXóa
  5. Mình ở Thái Bình, muốn nuôi dúi làm kinh tế mà ko biết có đầu ra ko??Ai chỉ mình với ? Thanks!!!

    Trả lờiXóa
  6. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  7. Thấy trang này chia sẻ khá nhiều thông tin mọi người xem thử nhe https://cungcapduithit.blogspot.com/

    Trả lờiXóa
  8. Mình o qnam cần mua dui giong o qnam hoạc dang

    Trả lờiXóa